chức-năng-của-gan

Chức Năng Của Gan Là Gì? Làm Thế Nào Để Tăng Cường Chức Năng Gan?

Trong cơ thể con người thì gan được xem là cơ quan lớn thứ 2 sau da. Chúng có nhiều vai trò quan trọng khác nhau để bảo tồn sức khỏe của mỗi người. Gan chính là một phần của hệ tiêu hóa và có rất nhiều chức năng như tổng hợp protein, chuyển hóa các chất, thanh lọc độc tố, dự trự và tạo máu, sản xuất cùng bài tiết mật… Để có một lá gan khỏe mạnh mọi người cần phải tăng cường các chức năng của gan bằng nhiều việc làm khác nhau.

I. Chức năng của gan là gì?

Gan là một tuyến hạch kết hợp được ví như một nhà máy năng lượng trong cơ thể. Bởi chúng có khả năng chuyển hóa mọi thức ăn hay những thứ mà chúng ta hít vào cơ thể. Hơn thế nữa, gan có thể biến đổi nhiều chất do chính chúng tiết ra và nhiều chức năng khác nhau cụ thể như:

Chức-năng-của-gan-là-gì

1. Chức năng chuyển hóa

Chức năng đầu tiên của gan chính là chuyển hóa nghĩa là thực phẩm được hấp thụ từ hệ tiêu hóa sẽ được gan chuyển hóa thành nhiều loại và dự trữ thành nhiều hình thức khác nhau để nuôi cơ thể. 

​1.1 Chuyển hóa Glucose

Tiêu biểu cho chức năng chuyển hóa của gan chính là chuyển hóa Glucose (glucid). Khi máu có lượng Glucose cao thì gan sẽ tổng hợp và dự trữ lại thành Glucogen. Khi lượng Glucose trong máu thấp thì gan sẽ vận chuyển Glucogen đã dự trữ và đưa trở lại máu. Chính điều này sẽ giúp cho lượng đường trong cơ thể không bị xuống quá thấp hay lên quá cao.

1.2 Chuyển hóa protein

Khi con người ăn các thực phẩm có nhiều đạm thì sau khi ăn các chất đạm này sẽ được tiêu hóa ở dạ dày và chuyển hóa thành các axit amin để hấp thụ vào máu. Lúc này, gan sẽ có chức năng chuyển hóa các chất đạm (protein) đi nuôi cơ thể đồng thời chúng sản xuất ra một số chất như:  Alumin ( chất này tạo ra áp lực cho huyết tương), Fibrinogen globulin ( chất để giúp đông máu).

Xem thêm: Top 5 Thuốc Giải Độc Gan Tốt Nhất Hiện Nay

Gan-có-chức-năng-chuyển-hóa-protein-lipid-vitamin-và-các-hormon

Gan có chức năng chuyển hóa protein, lipid, vitamin và các hormon

1.3 Chuyển hóa Lipid

Gan chính là nơi để kiểm soát và chuyển hóa lipid cũng như bài tiết Cholesterol để giúp nồng độ Cholesterol trong máu luôn duy trì ở lượng phù hợp. Nếu thừa Cholesterol sẽ gây ra rất nhiều bệnh về tim mạch cho con người. Ngoài hững chuyển hóa trên thì gan còn có khả năng chuyển hóa các hormon trong cơ thể.

Xem thêm: Bệnh Viêm Gan B Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị

2. Chức năng dự trữ

Chức năng của gan tiếp theo là dự trữ nhiều chất quan trọng trong cơ thể như vitamin B12, glucid, sắt, máu.

  • Dự trữ máu: bình thường gan chứa khoảng 700ml máu nhưng khi áp suất máu tại gan tăng thì chúng có thể dự trữ thêm 200 - 400ml máu.
  • Dự trữ glucid dưới dạng Glycogen để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
  • Dự trữ sắt: Gan có thể dự trữ 20% lượng sắt trong cơ thể dưới dạng Feritin. Khi cần thiết chúng sẽ đưa sắt đến cơ quan tạo máu nhờ một số loại protein.
  • Dự trữ vitamin B12: Gan có thể dự trữ vài miligam vitamin B12 trong cơ thể vì vậy, cơ thể ít khi bị thiếu vitamin này.
  • Dự trữ các chất dinh dưỡng có trong cơ thể, chính vì vậy khi cơ thể thiếu chất thì những chất dinh dưỡng đó sẽ được đưa ra để nuôi cơ thể.

Xem thêm:  Gan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

3. Chức năng tạo mật và bài tiết

Một trong những chức năng của gan rất quan trọng đó là bài tiết và tạo dịch mật. Sau khi bài tiết mật sẽ theo các ống mật vào khoảng cửa. Tại đây, ống mật theo ống gan phải và trái sẽ đi đến chứa ở túi mật. Mật sẽ được cô đặc lại và trộn lẫn với dịch tụy sau đó sẽ co bóp đưa mật vào tá tràng.

Gan-còn-có-chức-năng-bài-tiết-và-tạo-mật

Gan còn có chức năng bài tiết và tạo mật

4. Chức năng khử độc

Để chống lại những yếu tố độc hại xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa thì gan chính là một hàng rào bảo vệ tốt nhất. Hơn thế nữa, gan còn có khả năng làm giảm độc tính và thải trừ những chất độc được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Chức năng chống độc của gan do tế bào Kupffer và tế bào gan đảm nhiệm.

II. Làm thế nào để bảo vệ các chức năng của gan?

Như đã nói ở trên thì gan có rất nhiều các chức năng quan trọng trong cơ thể chúng ta. Chình vì vậy việc tăng cường chức năng của gan là rất cẩn thiết để giúp cho lá gan khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe cho toàn bộ cơ thể của mỗi người. Vậy làm thế nào là tăng cường các chức năng của gan luôn là điều trăn trở của rất nhiều người và các bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

1. Bảo vệ gan bằng những thực phẩm lành mạnh

Việc đầu tiên và dễ thực hiện nhất để bảo vệ cũng như tăng cường chức năng của gan đó chính là luôn sử dụng những thực phẩm lành mạnh. Mọi người nên ăn những thực phẩm sạch, tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây vừa tốt cho gan vừa tránh được các vấn đề về cân nặng hay tim mạch.

Bảo-vệ-các-chức-năng-của-gan-bằng-những-thực-phẩm-lành-mạnh

Bảo vệ các chức năng của gan bằng những thực phẩm lành mạnh

2. Để cho gan nghỉ ngơi

Để chức năng của gan được hoạt động tốt nhất thì bạn cần phải cho gan nghỉ ngơi bằng cách khi ăn cơm xong hãy nghỉ ngơi yên tĩnh khoảng 30 phút. Như vậy, lá gan sẽ khỏe mạnh hơn và giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Đặc biệt, mọi người không nên thức khuya.

3. Nói không với thuốc là và rượu bia

Thuốc là và rượu bia hay những chất kích thích khác rất có hại cho lá gan vì vậy để tăng cường chức năng của gan thì mọi người cần phải tránh xa những thực phẩm đó. Tuy nhiên, đối với rượu nếu bạn uống ít và điều độ thì không có hại vì vậy bạn có thể uống một chút nhưng tuyệt đối không được uống nhiều.

4. Không nên uống thuốc bừa bãi

Để có một lá gan khỏe mạnh các bạn cũng không nên sử dụng các loại thuốc Tây bừa bãi. Bởi bất cứ một thuốc nào cũng có những tác dụng phụ nhất định và sẽ ảnh hưởng tới lá gan. Với những người mắc bệnh gan khi sử dụng thuốc không theo chỉ định có thể bị một số triệu chứng như sốt, phát ban toàn thân, ngứa ngáy, khó chịu buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi….

5. Không được tức giận

Nếu bạn tức giận sẽ rất có hại cho gan bởi theo các nhà nghiên cứu thì khi tức giận hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động kém và làm tổn thương đến gan. Vì vậy, để bảo vệ gan mọi người không nên tức giận đặc biệt với những người mắc bệnh gan.

Nên-kiềm-chế-cơn-giận-để-không-làm-tổn-hại-đến-gan

Nên kiềm chế cơn giận để không làm tổn hại đến gan

6. Cần chủ động phòng chống bệnh viêm gan

Để lá gan của bạn không mắc bệnh thì việc tiêm vaccin phòng bệnh gan là một việc làm cần thiết. Hiện nay, tại các cơ sở y tế của xã, phường, thị trấn, thành phố đều cung cấp các loại vaccin này. Vì vậy, mọi người cần chủ động để được tiêm phòng đầy đủ nhất. Ngoài ra, mọi người không nên dùng chung đồ dùng hay ăn uống chung với những người mắc bệnh viêm gan.

7. Tạo ra lối sống lành mạnh

Để có một lá gan tốt thì các bạn cần phải có sức khỏe tốt. Việc tạo ra một lối sống lành mạnh là cẩn thiết. Mọi người có thể tham gia các hoạt động thể thao, đọc sách, ăn ngủ đúng giờ, không chỉ giúp lá gan khỏe mạnh mà còn giúp cho mọi người thêm thư thái, tâm hồn luôn thanh thản.

Trên đây là những thông tin về chức năng của gan và những cách để bảo vệ gan được tốt nhất. Hy vọng, đem lại cho mọi người những thông tin cần thiết và bổ ích nhất. Nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm những bệnh liên quan đến gan thì hãy tìm đọc các bài viết hữu ích khác trên trang web của chúng tôi.

Leave a Reply